Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư khu phức hợp đô thị Phương Trang gần 4.000 tỷ
Khu phức hợp đô thị, thương mại cao tầng Phương Trang (khu C5b, E, F) nằm tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu do Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang làm chủ đầu tư.
Trong kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Đà Nẵng đã thông qua nhiều tờ trình về đầu tư các dự án gia
Phối cảnh dự án Đầu tư xây dựng Nâng cấp Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. |
o thông, y tế, đô thị, môi trường.
Đáng chú ý, HĐND TP. Đà Nẵng đã thống nhất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp đô thị, thương mại cao tầng Phương Trang (khu C5b, E, F) tại phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) với diện tích đất sử dụng hơn 266.000m2 (trong đó hơn 150.000m2 đất ở chia lô liền kề, 1.259 căn). Dự án này có tổng mức đầu tư là 3.990 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang làm chủ đầu tư.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng khu đô thị với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch; bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở…
Ngoài ra, HĐND TP. Đà Nẵng cũng thông qua tờ trình về danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất năm 2020. Theo đó, tổng số công trình dự án cần thu hồi đất bổ sung là 14 dự án với tổng diện tích hơn 64ha. Trong đó diện tích lớn nhất là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Khương (hơn 288.000m2) và Hòa Phú (gần 210.000m2).
Đặc biệt, HĐND TP. Đà Nẵng thống nhất thông qua chủ trương đầu tư 2 dự án với tổng kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đây là các dự án cấp thiết mục tiêu giải quyết tình trạng quá tải của bệnh viện đồng thời định hướng đầu tư hoàn chỉnh bệnh viện với quy mô 2.000 giường.
Dự án này sẽ có khối trung tâm kỹ thuật và khám, điều trị chất lượng cao 14 tầng nổi 2 tầng hầm quy mô 399 giường đi kèm trang thiết bị đồng bộ, bổ sung một phần trang thiết bị y tế tổng kinh phí hơn 788 tỷ đồng.
HĐND TP. Đà Nẵng cũng thông qua tờ trình về việc đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cải tạo và bổ sung trang thiết bị Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tổng kinh phí hơn 790 tỷ đồng bao gồm cải tạo nâng cấp các khối nhà hiện trạng với tổng diện tích sàn gần 70.000m2, xây mới khối nhà khoa Truyền nhiễm 6 tầng tổng diện tích 3.600m2 quy mô 200 giường bệnh; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật và y tế đi kèm
Kon Tum đề xuất bổ sung 9 dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực
Theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện nay tỉnh Kon Tum đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét bổ sung quy hoạch 9 dự án Nhà máy điện gió với tổng công suất 264,7MW cho 3 nhà đầu tư (Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Đăk Piu 2, Công ty cổ phần thủy điện Trường Giang, Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng gió Tây Nguyên) vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035.
Theo đó, các dự án điện gió trên có phương án giải tỏa đảm bảo công suất, đấu nối vào đường dây và Trạm biến áp 220kV hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đã được Tổng công ty Điện lực Miền Trung, Công ty Truyền tải điện 2 kiểm tra và có ý kiến thống nhất về phương án đấu nối trên.
Điện gió được xem là lĩnh vực phù hợp với các điều kện tự nhiên của tỉnh Kon Tum. |
UBND tỉnh Kon Tum cho biết, các dự án điện gió nêu trên không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, không ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không ảnh hưởng đến diện tích rừng tự nhiên hiện có. Đồng thời các dự án phù hợp với Nghị quyết số 21-NQ/BCSĐ ngày 10/1/2020 và Quyết định 329/QĐ-BCT ngày 22/1/2020 của Bộ Công Thương về nguyên tắc ưu tiên phương án giải tỏa công suất.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên và là một trong các tỉnh có tiềm năng phát triển các dự án điện gió. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 17 cụm dự án nhà máy điện gió đã triển khai nghiên cứu, đề xuất đầu tư từ nguồn kinh phí của các doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000MW.
Đến nay, tỉnh Kon Tum chưa có dự án nhà máy điện gió nào được bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035.
Do đó, các dự án nhà máy điện gió trên nếu được bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến năm 2035 là cơ hội lớn về phát triển kinh tế xã hội địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh khi dự án đưa vào vận hành phát điện, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự khu vực.
Do vậy, UBND tỉnh Kon Tum kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung Quy hoạch 9 dự án điện gió với tổng công suất 264,7MW vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị Quyết 55-NQ-TW ngày 11/2/2020 về định hướng Chiến lực phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đối với việc bổ sung Quy hoạch Trạm biến áp 500kV, 220kV và hệ thống đường dây 220kV đấu nối vào Quy hoạch điện VIII, để phục vụ việc giải tỏa công suất các các dự án điện nói chung và dự án năng lượng tái tạo nói riêng, UBND tỉnh Kon Tum đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Trạm biến áp 500kV Kon Tum, các trạm biến áp 220kV và hệ thống đường dây đấu nối tại Công văn số 1030/UBND-HTKT ngày 1/4/2020.
Theo đó, bổ sung quy hoạch Trạm biến áp 500kV Kon Tum, cấp điện áp 500/220/110kV với công suất 3x900MVA trên địa bàn xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và tuyến đường dây 500kV mạch kép đấu nối chuyển tiếp lên đường dây 500kV hiện có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đấu nối Trạm biến áp 500kV Kon Tum vào lưới điện khu vực.
Bổ sung quy hoạch Trạm biến áp 220kV Đăk Hà, cấp điện áp 220/110/35/22kV với công suất 5x250MVA và các ngăn lộ đấu nối trên địa bàn xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (Trạm biến áp 220kV Đăk Hà sẽ giải tỏa công suất 9 Dự án Nhà máy điện gió với tổng công suất 264,7MW ).
Bổ sung quy hoạch Trạm biến áp 220kV Kon Plông, cấp điện áp 220/110/35/22kV với công suất 5x250MVA và các ngăn lộ đấu nối trên địa bàn thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Bổ sung quy hoạch các tuyến đường dây 220kV đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đấu nối, truyền tải công suất giữa các Trạm biến áp 220kV Kon Tum – Trạm biến áp 220kV Đăk Hà – Trạm biến áp 500kV Kon Tum – Trạm biến áp 220kV Kon Plông.
Theo UBND tỉnh Kon Tum, nếu được Thủ tướng Chính phủ thống nhất bổ sung quy hoạch, UBND tỉnh Kon Tum sẽ triển khai thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo theo đúng quy định nhằm công khai, minh bạch và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, khai thác tối đa tiềm năng phát triển các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
Thái Nguyên: Khánh thành cổng chào huyện Phú Bình hơn 5 tỷ đồng
Cổng chào huyện Phú Bình được khởi công xây dựng từ ngày 10/02/2020 tại thị trấn Hương Sơn và hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), do UBND huyện Phú Bình làm chủ đầu tư với mức đầu tư là 5,1 tỷ đồng.
Công trình cổng chào sử dụng hệ thống kết cấu thép vòm. Khoảng cách giữa hai chân vòm cách nhau 36m, một mái vòm nhỏ nằm giữa hai vòm chính. Trên vòm bố trí dải đèn led trang trí tạo điểm nhấn. Trên đỉnh vòm thiết kế tít chữ, dưới treo logo huyện và biển led điện tử.
Ngoài ra, công trình được thiết kế thêm một số hạng mục phụ trợ khác như: Hai cột đèn trang trí hai bên cổng, chỉnh trang lại vỉa hè và không gian cây xanh, thảm cỏ dưới chân cổng…
Cùng với dự án xây dựng cổng chào, dự án quảng trường trung tâm huyện được lựa chọn là một trong 2 công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVII.
Được biết, Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình dự kiến tổ chức vào tháng 6/2020. Đây là Đại hội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên lựa chọn để chỉ đạo Đại hội điểm cấp huyện.
Đến ngày 21/5, 100% Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Huyện ủy Phú Bình đã hoàn thành việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và yêu cầu.
Chọn nhà đầu tư dự án BT hơn 285 tỷ đồng tại Điện Biên
Dự kiến trong quý II/2020, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường Thanh Minh – đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía Bắc), TP. Điện Biên Phủ, hợp đồng BT.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Dự án có tổng vốn đầu tư 285,826 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong 14 tháng, hoàn thành vào năm 2021. Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Huy Hoàng là nhà đầu tư đề xuất Dự án. Để hoàn vốn thực hiện Dự án, nhà đầu tư trúng thầu sẽ được quyền khai thác khoảng 25,24 ha đất khu dân cư hai bên tuyến đường Thanh Minh – đồi Độc Lập.
P.V (tổng hợp)