Đâu là sức hấp dẫn của thị trường BĐS vùng ven phía Nam?
Liên tục được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông cũng như sở hữu vị trí kết nối vùng đắt giá, khu Đông TP.HCM cũng như các tỉnh ven thành phố như Bình Dương,Đồng Nai đang trở thành tâm điểm của nhà đầu tư với hàng loạt dự án có quy mô tầm cỡ. Mặc dù thị trường BĐS vừa trải qua những khó khăn từ đại dịch Covid-19, cũng như tâm lý khách hàng e ngại khi xuất hiện doanh nghiệp có hoạt động ảo nhưng vẫn không làm giảm đi sức nóng tại các thị trường này.
Nguyên nhân chính phải kể đến cú hích từ hạ tầng trực tiếp đến giá BĐS, đơn cử như thị trường Đồng Nai, nơi đây chỉ trong thời gian ngắn đã làm mưa làm gió khi đề án trọng điểm Cảng hàng không quốc tê Long Thành được xây dựng, hay thừa hưởng thêm các dự án mang tầm quốc gia như cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Long Thành – Vũng tàu, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, cao tốc Gầu Giây – Phan Thiết, đường Vành đai 3…
Ngoài ra, việc UBND TP.HCM xin ý kiến Bộ Xây dựng về việc thanh lập thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Q2, 9 và Thủ Đức cũng tạo một làn gió mới cho toàn khu vực cũng như các tỉnh giáp phía Đông thành phố.
Hạ tầng luôn là yếu tố then chốt trong việc phát triển thị trường BĐS phía Nam
Trong đó, Bình Dương cũng không nằm ngoài thị trường được hưởng lợi lớn từ 2 yếu tố kể trên. Có quá nhiều lợi thế để các thị trường này bứt phá. Thêm một lợi thế không thể bỏ qua chính là tiềm năng từ các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN), đây là 2 thị trường lớn tại phía Nam tập trung các KCN và CCN lớn của cả nước. Nơi đây cũng là các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước và là những địa phương dẫn đầu về nguồn vốn FDI.
Từ thực tế cho thấy, khoảng hơn 2 năm trở lại đây, thị trường TP.HCM đã không còn đủ dư địa để phát triển, khi giá đã tăng lên mức chạm trần và quỹ đất đã quá hạn hẹp. Chính vì thế, Bình Dương hay Đồng Nai là những “sân sau” mà các nhà đầu tư đã chạm đến nhằm mục đích mở rộng quỹ đất của mình.
Nhiều chuyên gia cho biết, xu hướng tìm về vùng ven là tất yếu khi năm 2019, thị trường BĐS TP.HCM gặp nhiều khó khăn về nguồn cung khiến giá tăng mạnh, không chỉ nhà đầu tư và khách hàng cũng khó có thể tìm kiếm sản phẩm tại thị trường này.
Trước đó, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, chuyên gia đầu tư BĐS chia sẻ rằng, nhiều người có vốn vài trăm triệu đồng đã chọn mua đất tại các thị trường vùng ven. Sau đó 3-5 năm, họ bán lại và có thể thu về khoản tiền lên đến cả tỷ đồng.
Qủa thật, thời gian qua, từ thị trường cho thấy, hàng trăm dự án từ nhiều phân khúc khác nhau như đất nền, căn hộ, nhà phố-biệt thự đã hình thành trên khắp các tỉnh vùng ven TP.HCM, hàng ngàn giao dịch đã được thành lập. Trong đó, không chỉ có những người mua đầu tư mà còn có người mua để an cư ổn định. Điển hình như Bình Dương với các dự án như Happy One, C-Sky View; Charm City; Phúc An Garden; Đồng Nai thì có Aqua City, Gem Sky World, Biên Hòa New City…
Dự kiến trong thời gian tới, nhiều dự án mới sẽ được hình thành, giá tại các khu vực này sẽ thiết lập một mức mới hấp dẫn.
Dư địa sẽ không còn..
Theo thống kê, mức giá tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai trung bình từ 35-45 triệu đồng/m2, tùy từng vị trí có nơi còn cao hơn. Nhiều nhà đầu tư cho biết, trong năm 2020 giá đất tại các khu vực này có khả năng sẽ tăng ít nhất 20% so với giá hiện tại.
Tuy nhiên, với mức giá tăng nhanh như hiện nay, cũng như tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ thị trường này sẽ đi theo kịch bản như thị trường TP.HCM trong thời gian không lâu.
Tại TP.HCM, theo thống kê 80% người dân thành thị không thể mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại có chất lượng vào hàng tối thiểu có giá thấp nhất trên thị trường. Chỉ xét riêng loại nhà có giá phải chăng cũng cao dấp ít nhất 8 lần mức thu nhập mỗi năm của một họ trung lưu. Như vậy, rất có khả năng chỉ trong thời gian ngắn nhiều người dân cũng sẽ phải bỏ qua lựa chọn mua nhà ở các tỉnh này.
Riêng đối với các nhà đầu tư, thị trường Bình Dương hay Đồng Nai vẫn còn hấp dẫn nhưng song song đó, một vài trong số họ đã rục rịch tìm cho mình những thị trường khác cũng tiềm năng và giá phù hợp hơn.
Bình Phước sẽ trở thành điểm sáng mới cho các nhà đầu tư
Theo đó, các tỉnh lân cận như Bình Phước đã và đang trở thành thị trường mới, là mục tiêu mở rộng mới của các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong năm 2020. Không quá sôi động như các thị trường khác, nhưng Bình Phước được biết đến là thị trường dồi dào nội lực với quỹ đất còn như nguyên vẹn, giá sơ khai.
Cụ thể, Bình Phước là tỉnh kết nối Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi đây có diện tích rộng với 13 KCN, trong đó đã có 8 KCN được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 70%. Dự kiến đến năm 2025 phát triển 21 cụm công nghiệp, quy hoạch năm 2030 phát triển 34 cụm công nghiệp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng: Thị trường các tỉnh vùng ven, đặc biệt các tỉnh có sự đầu tư hạ tầng và tăng tốc của các khu công nghiệp chắc chắn sẽ sự bùng nổ, phát triển trong thời gian tới. Minh chứng cho điều này chúng ta có thể nhìn từ Bình Dương, Đồng Nai. Và sau các tỉnh này, Bình Phước, Long An sẽ tiếp tục trở thành điểm nóng của thị trường BĐS khu vực phía Nam.
Nơi đây cũng sở hữu hệ thống hạ tầng quy chuẩn với các tuyến đường lớn như Quốc lộ 13, 14, đường tỉnh 741; các tuyến đường này đã được nâng cấp, mở rộng từ 4-6 làn xe, rất thuận tiện cho lưu thông kết nối vùng nội địa và các nước láng giềng như Campuchia,…
Đứng trước Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Bình Phước sẽ là một trong ứng cử viên sáng giá cho việc đón làn sóng vốn ngoại đổ bộ vào lĩnh vực bất động sản cũng như lĩnh vực công nghiệp.
Đi trước đón đầu luôn là những nhà đầu tư thông minh, lựa chọn thị trường chính xác cũng là chìa khóa vàng mở cánh cửa thu lợi nhuận kép.