Bùng nổ dòng vốn tỷ đô phát triển hạ tầng giao thông liên vùng, du lịch và BĐS nghỉ dưỡng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ “cất cánh”

Đẩy nhanh các đề án hạ tầng

Phát triển kinh tế, trong đó có kích cầu du lịch sau đại dịch Covid-19 là chủ trương Chính phủ trong chiến lược phục hồi nền kinh tế. Vì thế, việc xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng là hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy nhu cầu du lịch, nhất là những địa phương nhiều tiềm năng gần với Tp.HCM như Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bởi lẽ, các tỉnh, thành phía Nam có ý nghĩa lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.

Thủ tướng từng nhấn mạnh riêng các tỉnh, TP phía Nam đóng góp tới 43% GDP của cả nước. Chính vì thế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có các tuyến đường cao tốc kết nối liên vùng các tỉnh thành này với nhau sẽ tạo thành vành đai khép kín, hình thành vùng đô thị, du lịch nghỉ dưỡng lớn của khu vực. “Bệ phóng” từ kết nối hạ tầng này cũng là cơ hội để đầu tư BĐS thời hậu Covid-19.

Ngoài những tuyến cao tốc hiện có như Trung Lương – Mỹ Thuận, Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, hàng loạt dự án khác cũng đang được đẩy nhanh các thủ tục, bồi thường, GPMB để có thể tiến tới sớm khởi công xây dựng, một số cao tốc khác cũng được nâng cấp và mở rộng.

Một tin vui đó là Bộ GTVT kiến nghị mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành lên 8 làn xe vào năm 2025 với vốn đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng để gải quyết vấn đề quá tải. Theo lộ trình, năm 2025 dự kiến mở rộng 5 làn xe, 2030 thành 7 làn, 2035 mở rộng 8 làn, 2038 lên 9 làn và 2040 lên 10 làn xe. Tuyến Long Thành đi Dầu Giây sẽ giữ nguyên quy mô 4 làn xe vì có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông đến năm 2040.

Song song với việc phát triển các tuyến đường cao tốc nhằm kết nối vùng, khu vực các tỉnh, TP phía Nam trong tương lai cũng sẽ là vùng kinh tế rất năng động nhờ việc xây dựng sân bay Long Thành. Đây là dự án đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, được Quốc hội và Chính phủ quan tâm và nhân dân mong đợi. Hiện nay, sân bay Long Thành đang gấp rút hoàn tất công tác đền bù, GPMB cũng như xây dựng khu tái định cư để có thể sớm khởi công sân bay vào đầu năm 2021. Tỉnh Đồng Nai cũng đã cam kết với Thủ tướng trong năm nay sẽ giải ngân 17.000 tỷ đồng đúng như kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra.

Việc kết nối liên vùng cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc phục hồi du lịch, kéo theo cơ hội đầu tư vào BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương có lợi thế lớn trong chuỗi cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng này. Cùng với đó, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang đẩy mạnh đầu tư nhiều công trình giao thông, hạ tầng trọng điểm để đón đầu sự phục hồi du lịch, kích cầu du lịch nội địa, đặc biệt là nhu cầu của người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Theo quy hoạch phát triển du lịch của Vũng Tàu, mục tiêu năm 2025 sẽ đón khoảng 8,6 triệu lượt khách (trong đó khoảng 1,4 triệu khách quốc tế) với doanh thu ước đạt 31.000 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 30-35%.

Để thực hiện mục tiêu đó, Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang đẩy mạnh xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng, và được tỉnh bố trí 1.431 tỷ đồng cho các dự án đầu tư công, trong đó, hạ tầng giao thông, cảng tàu du lịch, sân bay, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, điện khí, trường học, khu đô thị…cho năm 2020. Chính quyền địa phương đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án cầu Phước An. Tỉnh cũng đang chú trọng triển khai đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối cụm cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải, trong đó, dự án có tính chất quan trọng nhất là đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải (giai đoạn I). Hiện tại, đoạn từ Cảng Phước An (Nhơn Trạch, Đồng Nai) tới thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã thông tuyến.

Tuyến giao thông thứ hai kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải và các khu công nghiệp (tổng chiều dài 4,44km) sẽ hoàn thành trong năm 2020 là đường Phước Hòa – Cái Mép. Trên tuyến đường này, cầu Mỏ Nhát bắc qua sông Mỏ Nhát chỉ còn 1 nhịp đang thi công. Dự kiến, trong quý I/2020, sẽ hợp long cầu, thông suốt toàn tuyến.

Bên cạnh đó, Dự án Đường 991B nối Quốc lộ 51 từ nút giao Hội Bài – Tóc Tiên với đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải với tổng chiều dài 9,73km cũng đang được thi công. Đây là trục chính đi qua các khu công nghiệp Cái Mép, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3. Theo kế hoạch, trong năm 2020, đoạn còn lại (từ cầu Mỏ Nhát đến Quốc lộ 51, dài 5,33km) sẽ tiếp tục khởi công sau khi hoàn tất giải phóng mặt bằng.

Cùng với đó, một dự án quan trọng khác kết nối giao thông liên vùng với Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang được địa phương ráo riết triển khai tháo gỡ các vướng mắc cũng như nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công là cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu. Theo thông tin từ địa phương, tỉnh sẽ bố trí khoảng 7.000 tỷ từ ngân sách địa phương cho dự án cao tốc này và cầu Phước An. Ngoài ra, cảng Cái Mép – Thị Vãi mới đây cũng đã mời thầu 3 gói thầu trị giá 900 tỷ.

Dự kiến, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ khởi công vào năm 2021, hoàn thành sau 2 năm, khai thông nút thắt giao thông kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Việc thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc, sân bay, bến cảnh đặc biệt là công trình hạ tầng du lịch sẽ là động lực nhằm phục hồi nhanh du lịch nói chung, và BĐS du lịch nghỉ dưỡng cũng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ phục hồi sớm, nhất là những địa phương gần Tp.HCM như Vũng Tàu, Phan Thiết.

BĐS du lịch sẽ phục hồi mạnh mẽ

Ông Mauro Gasparotti, chuyên gia từ Savills cho rằng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ, thông thường công suất khách sạn sẽ phục hồi hoàn toàn chỉ trong vòng 2-3 tháng sau khi mỗi cuộc khủng hoảng như đại dịch.

Theo khảo sát của Savills Hotel mới đây, kể từ tháng 5 hầu hết các khách sạn 4-5 sao ở các địa phương có du lịch phát triển đều mở cửa trở lại với khoảng 75% số lượng dự án. Công suất phòng khách sạn đang tăng lên cho thấy thị trường đã có dấu hiệu hồi phục. Mức tăng chủ yếu từ Hồ Tràm Long Hải, Bà Rịa Vũng Tàu. Những địa phương khá gần và kết nối thuận tiện với Tp.HCM.

Bùng nổ dòng vốn tỷ đô phát triển hạ tầng giao thông liên vùng, du lịch và BĐS nghỉ dưỡng Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ “cất cánh”

Nhiều dự án BĐS du lịch tầm cỡ đang đổ bộ vào Vũng Tàu. Ảnh: NovaWorld Ho Tram

Những tín hiệu tích cực này từ du lịch cũng đang là cú hích cho các dự án BĐS nghỉ dưỡng bắt đầu cuộc đua tăng tốc trở lại. Nhiều tập đoàn lớn như Novaland, Vingroup, FLC…đều cho biết đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng các dự án mới. Tại Hồ Tràm, tập đoàn Novaland hiện đã khởi động lại dự án NovaWorld Ho Tram quy mô 1000ha.

“Năm 2019 dự án NovaWorld Ho Tram ngay khi ra mắt đã nhận được sự đón nhận tích cực từ phía khách hàng nhờ vị trí kết nối nhanh với TP.HCM. Chính vì thế, trong năm 2020, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện các hạng phục sản phẩm và tiện ích đồng thời nghiên cứu phát triển và giới thiệu ra thị trường các phân kỳ tiếp theo của Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí này.” – Đại diện Novaland cho biết.

Theo số liệu của Savills Hotels, có 49 dự án bất động sản nghỉ dưỡng thuộc phân khúc 4 & 5 sao tại các điểm đến nghỉ dưỡng chính đang được triển khai xây dựng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020, bổ sung khoảng 16.900 phòng cho thị trường.

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THÔNG MINH CỦA VIMIDO LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0932.3232.67 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Master Minh