Có nên hợp thức hóa công trình xây dựng trái phép?

Theo văn bản này, sẽ có 3 nhóm công trình không phép, sai phép được hợp thức hóa trong thời gian tới. Cụ thể:

Nhóm 1: Các công trình xây dựng sai phép sửa chữa, cải tạo, sai nội dung giấy phép xây dựng đối với công trình mới; Công trình không có giấy phép theo quy định; Công trình xây dựng sai thiết kế; Công trình xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế hoặc quy hoạch được duyệt theo Nghị định 121/2013, hành vi vi phạm đã kết thúc trước ngày 15/1/2018.

Để được tồn tại, nhóm 1 phải đáp ứng đủ 6 tiêu chí theo Thông tư 03/2028 của Bộ Xây dựng gồm: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng các công trình phụ cận, không tranh chấp, có chủ quyền hợp pháp, phù hợp quy hoạch.

Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 4/1/2008 đến trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới được phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/1/2018 và có một trong các văn bản như quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.

Đồng thời, chủ đầu tư công trình phải nộp số lợi bất hợp pháp bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình nhà ở riêng lẻ và 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế, sai quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng.

Có nên hợp thức hóa công trình xây dựng trái phép?

Nhóm 2: Các công trình xây dựng không giấy phép, công trình xây dựng sai phép, công trình xây sai thiết kế, sai quy hoạch chi tiết 1/500.

Để được tồn tại, nhóm công trình này phải đảm bảo 6 tiêu chí: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng các công trình phụ cận, không tranh chấp, có chủ quyền đất, phù hợp quy hoạch hiện tại, hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới được phát hiện.

Nhóm 3: Các công trình xây dựng không phép, sai phép sau ngày 15/1/2018.

Để được tồn tại nhóm này phải đáp ứng 7 tiêu chí: Chưa tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình phụ cận, không tranh chấp, có chủ quyền, phù hợp quy hoạch, đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng.

Theo lãnh đạo một quận trên địa bàn TP.HCM, trước đây Nghị định 121 cho phép các hành vi xây sai nội dung giấy phép xây dựng; xây không có giấy phép; sai thiết kế, sai quy hoạch hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định để tồn tại.

Tuy nhiên, Nghị định 139 có hiệu lực ngày 15/1/2018 đã “chặt” hơn khi công trình đang xây dựng mà sai chỉ giới xây dựng, cơi nới lấn chiếm sẽ tháo dỡ ngay. Đối với công trình đang triển khai xây dựng và không vi phạm các yếu tố trên sẽ có 60 ngày để bổ sung thủ tục, nếu quá thời hạn trên, không có đầy đủ hồ sơ sẽ bị tháo dỡ những phần xây dựng sai phạm.

Chính vì vậy, việc Bộ Xây dựng và nay đến Sở Xây dựng phân làm 3 nhóm để cho tồn tại, nhất là nhóm thứ ba cho tồn tại sẽ tạo ra tiền lệ xấu để chủ đầu tư các công trình xây dựng không tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, thậm chí tạo kẽ hở để người vi phạm xây dựng “chạy”.

“Quy định này sẽ tạo tiền lệ xấu, phát sinh tiêu cực ở các địa phương, phát sinh nhũng nhiễu thậm chí tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng. Luật là phải nghiêm khi quy định rõ ràng, xây dựng sai là phải đập bỏ, không có chuyện nước đôi cho 60 ngày để hợp thức hóa sai phạm”, vị này cho hay.

Chia sẻ với báo Thanh niên vấn đề này, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, thực tế tại các địa phương, việc xử lý dứt điểm các công trình trên không khó nhưng các cơ quan chức năng không làm, một phần không muốn “bươi” sai phạm ra vì có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều người. Không những vậy, việc xử lý vi phạm xây dựng lại vướng bởi sự không rõ ràng của Nghị định 121. Nghị định này quy định khi công trình thỏa mãn một số điều kiện thì chủ đầu tư được nộp phạt cho phần vi phạm xây dựng, bằng 40 – 50% giá trị phần vi phạm, tùy công trình là nhà ở riêng lẻ hay dự án.

“Thay vì bắt buộc các chủ đầu tư phải tháo dỡ ngay các diện tích vi phạm và tổ chức cưỡng chế để răn đe, để thấy được sự nghiêm minh của pháp luật thì nhiều địa phương đã chấp thuận cho vi phạm tồn tại bằng cách cho các công trình này hoàn công sau khi đóng một khoản phạt khá tượng trưng”, ông Liêm bức xúc.

P.V (tổng hợp)

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THÔNG MINH CỦA VIMIDO LAND

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0932.3232.67 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Master Minh